Là một hãng luật uy tín, VNG Law luôn tự hào mang lại cho quý khách hàng một khởi đầu thuận lợi với dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp tại Hà Nội nhanh chóng, đáng tin cậy, hiệu quả, và luôn đồng hành cùng doanh nghiệp trong suốt quá trình hoạt động.

Dịch vụ thành lập doanh nghiệp của VNG Law bao gồm:

1. Tư vấn miễn phí trước khi thành lập doanh nghiệp

– Tư vấn mô mình và cơ cấu tổ chức doanh nghiệp phù hợp với định hướng kinh doanh;

– Tư vấn tên doanh nghiệp;

– Tư vấn điều kiện về trụ sở doanh nghiệp;

– Tư vấn ngành nghề kinh doanh;

– Tư vấn vốn điều lệ, vốn pháp định;

– Tư vấn các vấn đề khác theo đề nghị của khách hàng.

2. Đại diện khách hàng thực hiện các thủ tục thành lập doanh nghiệp

– Soạn thảo hồ sơ thành lập doanh nghiệp;

– Nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội;

– Nhận kết quả đăng ký doanh nghiệp và đăng công bố thành lập doanh nghiệp;

– Làm thủ tục khắc dấu và nộp thông báo mẫu dấu.

3. Dịch vụ hậu mãi

– Tư vấn miễn phí thủ tục thuế ban đầu và thủ tục đặt in hóa đơn;

– Tư vấn miễn phí đăng ký bảo hộ thương hiệu…

Thủ tục thành lập doanh nghiệp

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Tổ chức, cá nhân chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2014.

Bước 2: Nộp hồ sơ

Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ đã chuẩn bị tại bộ phận một cửa Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở. Người nộp hồ sơ phải xuất trình CMND, hộ chiếu hoặc Giấy tờ chứng thực cá nhân hợp pháp khác khi nộp hồ sơ.

Bước 3: Giải quyết hồ sơ

Phòng Đăng ký kinh doanh kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và giải quyết hồ sơ trong thời hạn quy định của Luật doanh nghiệp.

Bước 4: Nhận kết quả

Căn cứ theo ngày hẹn trên giấy Biên nhận, doanh nghiệp đến Phòng Đăng ký kinh doanh để nhận kết quả giải quyết hồ sơ. Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong trường hợp hồ sơ hợp lệ hoặc ra Thông báo từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ.

Bước 5: Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp

Doanh nghiệp nộp phí, lệ phí và hồ sơ công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp và nhận Giấy biên nhận tại Bộ phận một cửa – Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và Đầu tư. Căn cứ hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ đăng tải công khai thông tin của doanh nghiệp trên cổng thông tin điện tử

Bước 6: Khắc dấu và thông báo mẫu dấu doanh nghiệp

Sau khi nhận con dấu đã khắc, công ty nộp hồ sơ thông báo mẫu dấu tại Bộ phận một cửa – Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và Đầu tư. Phòng đăng ký kinh doanh kiểm tra hồ và đăng tải mẫu dấu doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp nếu hồ sơ hợp lệ hoặc ra Thông báo bằng văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung trong trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ.

Một số lưu ý khi chuẩn bị hồ sơ thành lập doanh nghiệp

Văn phòng luật sư VNG Việt Nam lưu ý một số nội dung cơ bản khi chuẩn bị hồ sơ trước khi thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp như sau:

1. Lưu ý cách đặt tên doanh nghiệp

– Trước khi đặt tên, doanh nghiệp cần tiến hành tra cứu nhằm đảm bảo tên doanh nghiệp dự định thành lập không bị trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên doanh nghiệp khác đã đăng ký trong phạm vi cả nước.

– Nên lựa chọn đặt tên công ty ngắn gọn, dễ nhớ, dễ phát âm. Tên doanh nghiệp = Tên loại hình doanh nghiệp + Tên riêng của doanh nghiệp

2. Lưu ý về địa chủ trụ sở chính

– Chọn địa chỉ trụ sở thuộc quyền sử dụng hợp pháp của công ty. Không đặt trụ sở tại các tòa nhà chung cư, nhà tập thể.

– Nếu nơi đặt trụ sở chưa có số nhà hoặc chưa có tên đường thì phải có xác nhận của địa phương là địa chỉ đó chưa có số nhà, tên đường nộp kèm theo hồ sơ đăng ký kinh doanh.

3. Lưu ý về ngành nghề kinh doanh

– Doanh nghiệp lựa chọn ngành kinh tế cấp 4 trong Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam để ghi vào Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp. Doanh nghiệp chỉ được kinh doanh trong phạm vi ngành, nghề đã đăng ký.

Nên lựa chọn đăng ký những ngành, nghề mà doanh nghiệp sẽ hoạt động; Không nên đăng ký quá nhiều ngành, nghề kinh doanh mà không hoạt động sẽ không xác định được lĩnh vực đầu tư chính cho doanh nghiệp và cơ quan nhà nước khó khăn trong việc quản lý và phân loại các chỉ tiêu kinh tế.

4. Lưu ý về đăng ký vốn điều lệ

– Vốn điều lệ là số vốn do các thành viên/cổ đông góp được ghi vào Điều lệ công ty. Doanh nghiệp tự đưa ra mức vốn điều lệ

– Đối với những ngành nghề mà pháp luật yêu cầu có vốn pháp định (mức vốn tối thiểu Doanh nghiệp bắt buộc phải có tại thời điểm thực hiện việc đăng ký kinh doanh) thì mức vốn điều lệ không được thấp hơn mức vốn pháp định được quy định đối với ngành nghề kinh doanh đó;