Vệ sinh an toàn thực phẩm là một trong những vấn đề nóng trong xã hội hiện nay. Đối với một số ngành nghề thì Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm là loại giấy phép bắt buộc phải có khi hoạt động kinh doanh.
Văn phòng luật sư VNG Việt Nam cung cấp tới Quý Khách hàng dịch vụ xin cấp Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm theo những trình tự, thủ tục sau:
– Hồ sơ xin cấp Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
+ Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm (theo mẫu Bộ Y tế/Bộ Công thương/Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành);
+ Bản sao chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư có ngành nghề sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
+ Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
+ Giấy xác nhận đủ sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;
+ Giấy xác nhận đã được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của Bộ trưởng Bộ quản lý ngành.
– Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
– Thời gian có giấy chứng nhận: từ 15 – 35 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ.
Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm có hiệu lực 03 năm. Việc xin Giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho cơ sở là việc cần làm đầu tiên và bắt buộc đối với cơ sở sản xuất thực phẩm. Nếu cơ sở đã đi vào hoạt động mà không tiến hành xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm thì mức phạt từ cảnh cáo đến đóng cửa và phạt hành chính lên đến 200 triệu (mức phạt quy định chi tiết trong Nghị định 178/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt hành chính vi phạm an toàn thực phẩm) của Chính phủ.